Mọi lứa tuổi có thể trở thành đối tượng của bệnh tiền đình. Hiện nay, bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa và gia tặng không ngừng và tăng cao ở đối tượng lao động trí óc.
Đối tượng dễ mắc phải bệnh tiền đình :
Bệnh rối loạn tiền đình trước đây thường gặp ở người lớn tuổi, nhưng ngày nay do môi trường làm việc áp lực. Do thói quen sinh hoạt không khoa học cũng dẫn tới nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
Rối loạn tiền đình ở người cao tuổi; chiếm tỷ lệ khá cao, do con người đến độ tuổi bắt đầu bị lão hóa dần. Các cơ quan bị suy giảm chức năng; không thể duy trì các hoạt động như trước dẫn bị rối loạn tiền đình. Đó là nguyên nhân vì sao rối loạn tiền đình thường xuất hiện ở độ tuổi 45 trở lên.
Bên cạnh đó, đối tượng mắc phải căn bệnh này là người lao động trí óc đang ngày càng gia tăng. Do làm việc trong môi trường áp lực cao, tiếp xúc nhiều với máy tính; ít vận động nên dễ sinh ra stress.
Stress khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hoocmon Cortisol gây các bệnh như cao huyết áp; tiểu đường, tim mạch,… gây tổn thương hệ thống thần kinh. Trong đó có dây thần kinh số 8 khiến hệ thống tiền đình nhận được thông tin không chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu dẫn đến rối loạn tiền đình.
Đánh giá chuyên gia về tình trạng bệnh :
GS.TS Lê Văn Thính, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, đưa ra nghiên cứu cho rằng : Người làm việc, học tập trong môi trường văn phòng có nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình rất cao do nhiều áp lực, ít vận động, phòng lạnh kín ngồi máy tính nhiều nên cột sống vùng cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày sẽ làm co thắt động mạch cột sống thân nền, dẫn đến rối loạn điều hòa máu lên não, tắc mạch máu khiến máu kém điều hòa lưu thông…
Phòng ngừa và tái phát bệnh tiền đình :
Để phòng ngừa bệnh và tránh tái phát bệnh chúng ta cần :
Đứng lên đi lại không ngồi lâu một chỗ trong phòng. Uống nước thường xuyên mỗi ngày. Tập thể dục nhất là vùng đầu, cổ gáy theo những bài tập nhẹ nhàng kết hợp sử dụng viên tiền đình Nam Việt.
Không nên quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh; gấp gáp dễ gây ngã do mất thăng bằng đột ngột. Không lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường xuyên bị choáng váng. Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng; lo âu,tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt…..
Chóng mặt, mất thăng bằng ít khi là triệu chứng của một bệnh lý trầm trọng. Nên đi khám ngay nếu thấy những triệu chứng nhức đầu đột ngột; mắt mờ, không nhìn rõ sự vật, nhìn đôi, mất thị lực, giảm thính giác…
Tin cùng chuyên mục:
Tuổi 1993 sơn nhà màu gì?
Tuổi Mậu Thìn Sơn Nhà Màu Gì?
Tuổi 1989 sơn nhà màu gì?
Sinh năm 1992 chọn gạch màu gì?