Bông cải xanh giúp phòng ngừa 8 loại bệnh ung thư nguy hiểm:
1. Phòng ngừa ung thư ruột
Có rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh trong bông cải xanh, có thể giúp cơ thể tăng tốc quá trình giải độc. Ngoài ra, nó chứa các chất hóa học tự nhiên có thể loại bỏ độc tố và chất gây ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn bông cải xanh ba lần một tuần, có thể làm giảm nguy cơ ung thư trực tràng và ung thư ruột kết.
Bông cải xanh giúp quá trình thải độc diễn ra nhanh hơn
Xem thêm: 6 thực phẩm không nên ăn chung với trứng
2. Phòng ngừa ung thư miệng
Theo Tạp chí Quốc tế về Nha khoa, chất carotene có tác dụng phòng ngừa đối với ung thư miệng. Hàm lượng carotene trong bông cải xanh rất giàu, chứa 7210 microgam/100 gram, gấp đôi cà rốt, có hiệu quả ngăn ngừa ung thư miệng và ung thư thanh quản.
3. Phòng ngừa ung thư vú
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ, phát hiện ra rằng bông cải xanh có chứa hợp chất nitơ – Indole, hợp chất này có thể làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể, còn có thể thông qua các estrogen không hoạt tính cản trở estrogen hoạt tính tác động kích thích các tế bào vú. Từ đó có tác dụng hiệu quả trong việc phòng và chống ung thư.
4. Phòng ngừa ung thư bàng quang
Các thí nghiệm được tiến hành bởi Đại học Harvard và Đại học bang Ohio cho thấy rằng, những người ăn bông cải xanh từ 2 lần trở lên trong 1 tuần, sẽ làm giảm khả năng phát triển ung thư bàng quang đến 40% so với những người không ăn.
Ông Hongju, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Kỹ thuật Rau Trung quốc giải thích rằng, bông cải xanh có chứa một chất gọi là glucosinolate, và sản phẩm phân hủy của nó sulforaphane, đã được chứng minh là có tác dụng chống ung thư.
Những người ăn bông cải xanh đều đặn giảm nguy cơ ung thư bàng quang
5. Phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt
Viện nghiên cứu thực phẩm Anh đã tiến hành một thí nghiệm, trong đó họ chia thí nghiệm thành hai nhóm. Trong một tuần, họ cho 1 nhóm ăn 4 phần bông cải xanh và một nhóm ăn 4 phần đậu Hà Lan. Kết quả phát hiện, nhóm ăn bông cải xanh xuất hiện “gien chống ung thư”, có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông.
6. Phòng ngừa ung thư gan
Bông cải xanh kích hoạt các enzym trong gan, qua đó thúc đẩy chức năng giải độc và bài tiết các chất gây ung thư gan.
7. Phòng ngừa ung thư dạ dày
Khi bị ung thư dạ dày, nồng độ selen huyết thanh trong cơ thể con người giảm đáng kể, và nồng độ vitamin C trong dịch vị dạ dày thấp hơn so với người bình thường. Bông cải xanh không chỉ bổ sung một lượng selen và vitamin C nhất định, mà còn giàu carotene, có thể ngăn chặn sự hình thành của các tế bào tiền ung thư và kiềm chế sự phát triển của khối u.
Ung thư dạ dày cũng phải “sợ” loại rau này vài phần
8. Phòng ngừa ung thư thực quản
Bông cải xanh giàu chất dinh dưỡng thực vật, có hiệu quả ngăn ngừa ung thư thực quản. Nhấn mạnh vào việc ăn bông cải xanh trong một thời gian dài, không chỉ có thể ngăn ngừa ung thư thực quản mà còn cải thiện chức năng cơ thể, cân bằng dinh dưỡng và tối ưu hóa sức khỏe.
Mặc dù mọi người đều ăn bông cải xanh, nhưng không phải ai cũng ăn đúng cách. Có đến 99% người khi ăn bông cải xanh mắc một trong 3 lỗi dưới đây, dẫn đến giảm đáng kể lượng dinh dưỡng cũng như tác dụng phòng chống ung thư của bông cải xanh.
Những sai lầm khi chế biến khiến súp lơ xanh mất chất dinh dưỡng:
1. Rửa một cách tùy tiện
Bông cải xanh có kết cấu đặc biệt, bên trong rất dễ lưu lại thuốc trừ sâu và côn trùng, nếu chỉ rửa dưới vòi nước thì vẫn không đạt hiệu quả làm sạch. Do vậy, các chuyên gia kiến nghị, cắt bông cải xanh thành miếng nhỏ, ngâm chúng trong nước muối nhẹ khoảng 15 ~ 20 phút, và sau đó rửa sạch chúng dưới vòi nước chảy. Bạn cần nắm rõ cách cắt và rửa bông cải xanh.
Xem thêm: 3 lưu ý quan trọng khi bổ sung omega 3 cho bà bầu
2. Dùng dao cắt vụn
Cụm hoa bông cải xanh gồm nhiều múi hoa nhỏ tạo thành, nếu nó được cắt trực tiếp trên thớt, nhiều nụ hoa nhỏ sẽ bị vụn nát, điều này rất phí phạm, và khi xào nấu sẽ làm mất chất dinh dưỡng của bông cải xanh.
Trước hết, bạn cắt hết lá để sang một bên, rồi dùng mũi dao cắt một vòng tròn quanh lõi súp lơ và tách các múi hoa ra. Cắt các múi hoa lớn thành từng miếng nhỏ đều nhau, sau đó thái lõi thành các múi hoa nhỏ hoàn chỉnh.
3. Xào nấu bông cải xanh trong thời gian dài
Sai lầm này cũng là sai lầm nghiêm trọng nhất. Thời gian xào bông cải xanh không nên quá dài, cũng không được xào quá lâu trên nhiệt cao, nếu không sẽ làm mất hết các chất dinh dưỡng có trong bông cải xanh. Do vậy, lựa chọn phương pháp nấu bông cải xanh đúng cách vô cùng quan trọng, để đảm bảo giữ được tất cả các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Hấp là cách tốt nhất để bảo quản dinh dưỡng thực phẩm.
Khi hấp bông cải xanh, giữ nhiệt độ ở 100°C để tối đa hóa dinh dưỡng. Chất chống ung thư chính trong bông cải xanh là sulforaphane. Sulforaphane được tạo ra từ quá trình thủy phân glucosinolate glucoraphanin với xúc tác của enzyme nội sinh myrosinase, nên myrosinase có vai trò quan trọng trong việc chống ung thư của sulforaphane.
Tuy nhiên, trong quá trình nấu nướng myrosinase rất dễ bị phá hủy, và một khi myrosinase bị phá hủy, sulforaphane không có tác dụng chống ung thư.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Illinois, bông cải xanh đã được hấp cách thủy trong 5 phút. Lúc này màu sắc của bông cải xanh chuyển thành màu xanh lá cây tươi, enzyme myrosinase được bảo toàn tốt nhất, và tác dụng chống ung thư mạnh nhất.
Nguồn: Theo vietnamnet.vn
Tin cùng chuyên mục:
Tuổi 1993 sơn nhà màu gì?
Tuổi Mậu Thìn Sơn Nhà Màu Gì?
Tuổi 1989 sơn nhà màu gì?
Sinh năm 1992 chọn gạch màu gì?