(Dư luận) Thận là cơ quan nắm vai trò quan trọng trong hoạt động đời sống của con người. Do đó, nếu thận gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe gì thì bạn cũng không nên chủ quan xem thường mà cần nhanh chóng đi khám ngay. Dưới đây là 7 căn bệnh về thận thường gặp mà bạn không nên bỏ qua.
Bất kỳ một dấu hiệu sức khỏe nào từ vùng thận cũng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới các chức năng hoạt động khác trong cơ thể bạn. Dưới đây là 7 căn bệnh về thận thường gặp mà nhiều người rất hay mắc phải. Cần tìm hiểu trước để biết cách phòng tránh từ sớm.
Xem thêm: Ngó sen và 5 công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe
1. Sỏi thận
Những người mắc bệnh sỏi thận thường gặp phải tình trạng tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, màu sắc nước tiểu thay đổi (màu đỏ hoặc màu đục), đau vùng thắt lưng… và một số hiện tượng khác. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là do sự rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, nhất là khi lượng canxi trong nước tiểu tăng lên. Một nguyên nhân phổ biến nữa có thể kể đến là do bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu gây ra.
2. Suy thận
Nếu thận làm việc kém thì nó sẽ không thể thải bỏ các chất cặn bã và khiến chúng tồn đọng lại trong cơ thể. Có 3 thể suy thận là thể suy thận cấp tính, thể suy thận mãn tính và thể suy thận giai đoạn cuối. Ở thể suy thận mãn tính, một số trường hợp bệnh nặng cần phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
3. Viêm thận
Đây là một tình trạng viêm do nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thuốc, hóa chất… Vi khuẩn gây bệnh thường đến từ Enterobacter, E.Coli, Proteus…
Có 2 dạng viêm thận là viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mãn tính. Viêm cầu thận cấp là bệnh thường gặp ở đối tượng từ 2 – 15 tuổi do nhiễm liên cầu khuẩn hoặc do ô nhiễm khuẩn bội nhiễm. Còn viêm cầu thận mãn tính là biến chứng của viêm cầu thận cấp, thường gặp ở người trưởng thành.
4. Hội chứng thận hư
Tình trạng rối loạn thận khi thận phải bài tiết quá nhiều protein cùng nước tiểu ra khỏi cơ thể được gọi là hội chứng thận hư. Nếu thận khỏe mạnh thì nó sẽ giữ lại những chất quan trọng được gọi là protein trong máu.
Tuy nhiên, nếu mắc phải hội chứng thận hư thì thận sẽ loại bỏ cả protein cùng với các chất thải khác ra khỏi cơ thể trong khi đi tiểu. Bên cạnh đó, hội chứng thận hư còn gây sưng phù ở bàn chân và mắt cá chân, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe khác.
5. Thận nhiễm mỡ
Khi thận bị nhiễm mỡ thì người bệnh sẽ gặp phải tình trạng sưng phù cơ thể bất thường. Muốn điều trị triệt để căn bệnh này thì cần hạn chế tiêu thụ muối; bổ sung nhiều vitamin, đồng thời dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
6. Ung thư thận
Ung thư thận có nhiều dạng, trong đó phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào thận. Tuy nhiên, dù là loại bệnh ung thư nào thì bạn vẫn nên chủ động đi tầm soát bệnh ngay khi mới phát hiện.
7. Viêm đài bể thận (nhiễm trùng thận)
Đây cũng được xem là một dạng bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu; thường sẽ xuất hiện ở vùng niệu đạo hoặc bàng quang, sau đó đi lên thận.
Nguồn: Theo Kênh 14
Tin cùng chuyên mục:
Tuổi 1993 sơn nhà màu gì?
Tuổi Mậu Thìn Sơn Nhà Màu Gì?
Tuổi 1989 sơn nhà màu gì?
Sinh năm 1992 chọn gạch màu gì?